Bản chất vật lý Tiến_động

Con quay nằm ngang có mômen động lượng biểu diễn bởi véctơ màu lam. Trọng lực không đổi, véctơ màu lục, gây ra mô men lực, véctơ màu đỏ, khiến con quay quay tròn.

Khi một mômen lực, Q, áp dụng lên một vật thể, vật thể sẽ quay với gia tốc góc, a, được tính theo công thức rất giống với định luật 2 Newton, ở dạng véctơ:

a = Q I {\displaystyle a={\frac {Q}{I}}}

với I {\displaystyle I} là mômen quán tính của vật thể.

Khi vật thể có sẵn chuyển động quay với vận tốc góc v, sự tác động của mômen lực làm thay đổi véctơ vận tốc góc:

a = d v d t {\displaystyle a={\frac {dv}{dt}}}

Nếu mômen lực là véctơ trùng phương với vận tốc góc, chuyển động quay của vật chỉ đơn giản là nhanh dần đều hay chậm dần đều. Nếu mômen lực vuông góc với vận tốc góc, gia tốc góc cũng vuông góc với vận tốc góc, điều này dẫn đến độ lớn của vận tốc góc không đổi (vật quay đều), nhưng phương của vận tốc góc luôn đổi (theo chiều luôn vuông góc với véctơ vận tốc) và vận tốc góc bị xoay tròn.

Việc véctơ vận tốc góc xoay tròn được thể hiện là sự xoay của trục quay của vật thể.

Gọi vận tốc góc của chuyển động tiến động là w. Khi ấy, do v không đổi độ lớn và quay đều trong mặt phẳng chứa av, ta có phương trình liên hệ sau:

a = w × v

Ở đây, "×" là nhân véc-tơ. Do đó 3 véctơ w, va tạo thành 1 tam diện thuận nên ta thu được:

w = a v {\displaystyle w={\frac {a}{v}}}

Chu kỳ của tiến động được tính như sau:

T p = 2 π w {\displaystyle T_{p}={\frac {2\pi }{w}}}

Lưu ý rằng v = 2 π T s {\displaystyle v={\frac {2\pi }{T_{s}}}} , với Ts là chu kỳ quay xung quanh trục quay, ta thu được:

T p = 4 π 2 I Q T s {\displaystyle T_{p}={\frac {4\pi ^{2}I}{QT_{s}}}}

Trong thực tế, mômen lực có thể có thành phần vuông góc và thành phần cùng phương với vận tốc góc, khiến chuyển động của vật vừa tiến động vừa nhanh dần hay chậm dần, tuân thủ các biến đổi phức tạp hơn nhiều so với giả định này.